Chương 2. Bài 11. Vòng lặp for trong java
Chương 2. CẤU TRÚC ĐIỀU KHIỂN Bài 11. Vòng lặp for trong java
Chương 2. Bài 11. Vòng lặp for trong java
2.3 Vòng lặp for trong java
Vòng lặp for trong java được sử dụng để lặp một phần của chương trình nhiều lần. Nếu số lần lặp là cố định thì vong lặp for được khuyến khích sử dụng, còn nếu số lần lặp không cố định thì nên sử dụng vòng lặp while hoặc do while.
Có 3 kiểu của vòng lặp for trong java:
- Vòng lặp for đơn giản
- Vòng lặp for cải tiến
- Vòng lặp for gán nhãn
2.3.1 Vòng lặp for đơn giản
Vòng lặp for đơn giản giống như trong C/C++. Chúng ta có thể khởi tạo biến, kiểm tra điều kiện và tăng/giảm giá trị của biến.
Cú pháp:
for (khoi_tao_bien ; check_dieu_kien ; tang/giam_bien) { // Khối lệnh được thực thi } |
Ví dụ
public class ForExample { public static void main(String[] args) { for (int i = 1; i <= 10; i++) { System.out.println(i); } } } |
Kết quả:
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
2.3.2 Vòng lặp for cải tiến
Vòng lặp for cải tiến được sử dụng để lặp mảng(array) hoặc collection trong java. Bạn có thể sử dụng nó dễ dàng, dễ hơn cả vòng lặp for đơn giản. Bởi vì bạn không cần phải tăng hay giảm giá trị của biến rồi check điều kiện, bạn chỉ cần sử dụng ký hiệu hai chấm ":"
Cú pháp:
|
for (Type var : array) { // Khối lệnh được thực thi } |
Ví dụ:
public class ForEachExample { public static void main(String[] args) { int arr[] = { 12, 23, 44, 56, 78 }; for (int i : arr) { System.out.println(i); } } } |
Kết quả:
12
23
44
56
78
2.3.3 Vòng lặp for gán nhãn
Chúng ta có để đặt tên cho mỗi vòng lặp for bằng cách gán nhãn trước vòng lặp for. Điều này rất hữu dụng khi chúng ta muốn thoát/tiếp tục(break/continues) chạy vòng lặp for.
Cú pháp:
ten_nhan: for (khoi_tao_bien ; check_dieu_kien ; tang/giam_bien) { // Khối lệnh được thực thi } |
Ví dụ:
public class LabeledForExample { public static void main(String[] args) { aa: for (int i = 1; i <= 3; i++) { bb: for (int j = 1; j <= 3; j++) { if (i == 2 && j == 2) { break aa; } System.out.println(i + " " + j); } } } } |
Kết quả:
1 1
1 2
1 3
2 1
==================================================================
Bài học trước:
Bài 10. Mênh đề Switch-case trong Java
Bài học kế tiếp:
Bài 12. Vòng lặp while trong java