Hotline: 0909.141.661

Email: plpsoft.vn@gmail.com

Hotline: 0909.141.661 | Email: plpsoft.vn@gmail.com

Chương 1. Bài 8. Toán tử trong java

Phần 1. Java Căn Bản Chương 1. Các khái niệm về Java Bài 8. Toán tử trong java

Chương 1. Bài 8. Toán tử trong java

1.10. Toán tử trong java


Toán tử trong java là một ký hiệu được sử dụng để thực hiện một phép tính/chức năng nào đó. Java cung cấp các dạng toán tử sau:

  • Toán tử số học
  • Toán tử bit
  • Toán tử quan hệ
  • Toán tử logic
  • Toán tử điều kiện
  • Toán tử gán

1.10.1. Toán tử số học

Các toán hạng của các toán tử số học phải ở dạng số. Các toán hạng kiểu boolean không sử dụng được, các toán hạng ký tự cho phép sử dụng loại toán tử này. Một vài kiểu toán tử được liệt kê trong bảng dưới đây.

Giả sử chúng ta có biến số nguyên a = 10 và b = 20.

Toán tử

Mô tả

Ví dụ

+

Cộng
Trả về giá trị là tổng của hai toán hạng

a + b sẽ là 30

-

Trừ
Trả về kết quả là hiệu của hai toán hạng.

a + b sẽ là -1

*

Nhân
Trả về giá trị là tích của hai toán hạng.

a + b sẽ là 200

/

Chia
Trả về giá trị là thương của phép chia.

b / a sẽ là 2

%

Phép lấy modul
Giá trị trả về là phần dư của phép chia

b % a sẽ là 0

++

Tăng dần
Tăng giá trị của biến lên 1. Ví dụ a++ tương đương với a = a + 1

a++ sẽ là 11

--

Giảm dần
Giảm giá trị của biến 1 đơn vị. Ví dụ a-- tương đương với a = a - 1

a-- sẽ là 9

+=

Cộng và gán giá trị
Cộng các giá trị của toán hạng bên trái vào toán hạng bên phải và gán giá trị trả về vào toán hạng bên trái. Ví dụ c += a tương đương c = c + a

a += 2 sẽ là 12

-=

Trừ và gán giá trị
Trừ các giá trị của toán hạng bên trái vào toán toán hạng bên phải và gán giá trị trả về vào toán hạng bên trái. Ví dụ c -= a tương đương với c = c - a

a -= 2 sẽ là 8

*=

Nhân và gán
Nhân các giá trị của toán hạng bên trái với toán toán hạng bên phải và gán giá trị trả về vào toán hạng bên trái. Ví dụ c *= a tương đương với c = c*a

a *= 2 sẽ là 20

/=

Chia và gán
Chia giá trị của toán hạng bên trái cho toán toán hạng bên phải và gán giá trị trả về vào toán hạng bên trái. Ví dụ c /= a tương đương với c = c/a

a /= 2 sẽ là 5

%=

Lấy số dư và gán
Chia giá trị của toán hạng bên trái cho toán toán hạng bên phải và gán giá trị số dư vào toán hạng bên trái. Ví dụ c %= a tương đương với c = c%a

a /= 8 sẽ là 2


1.10.2. Toán tử Bit

Các toán tử dạng bit cho phép chúng ta thao tác trên từng bit riêng biệt trong các kiểu dữ liệu nguyên thuỷ.

Toán tử

Mô tả

~

Phủ định NOT
Trả về giá trị phủ định của một bít.

&

Toán tử AND
Trả về giá trị là 1 nếu các toán hạng là 1 và 0 trong các trường hợp khác

|

Toán tử OR
Trả về giá trị là 1 nếu một trong các toán hạng là 1 và 0 trong các trường hợp khác.

^

Toán tử Exclusive OR
Trả về giá trị là 1 nếu chỉ một trong các toán hạng là 1 và trả về 0 trong các trường hợp khác.

>>

Dịch phải
Chuyển toàn bộ các bít cuả một số sang phải một vị trí, giữ nguyên dấu của số âm. Toán hạng bên trái là số bị dịch còn số bên phải chỉ số vị trí mà các bít cần dịch.

<<

Dịch trái
Chuyển toàn bộ các bít cuả một số sang trái một vị trí, giữ nguyên dấu cuả số âm. Toán hạng bên trái là số bị dịch còn số bên phải chỉ số vị trí mà các bít cần dịch.


1.10.3. Các toán tử quan hệ

Các toán tử quan hệ được sử dụng kiểm tra mối quan hệ giữa hai toán hạng. Kết quả của một biểu thức có dùng các toán tử quan hệ là những giá trị Boolean (logic “true” hoặc “false”). Các toán tử quan hệ được sử dụng trong các cấu trúc điều khiển.

Toán tử

Mô tả

==

So sánh bằng
Toán tử này kiểm tra sự tương đương của hai toán hạng

!=

So sánh khác
Toán tử này kiểm tra sự khác nhau của hai toán hạng

>

Lớn hơn
Kiểm tra giá trị của toán hạng bên phải lớn hơn toán hạng bên trái hay không

<

Nhỏ hơn
Kiểm tra giá trị của toán hạng bên phải có nhỏ hơn toán hạng bên trái hay không

>=

Lớn hơn hoặc bằng
Kiểm tra giá trị của toán hạng bên phải có lớn hơn hoặc bằng toán hạng bên trái hay không

<=

Nhỏ hơn hoặc bằng
Kiểm tra giá trị của toán hạng bên phải có nhỏ hơn hoặc bằng toán hạng bên trái hay không



1.10.4. Các toán tử logic

Các toán tử logic làm việc với các toán hạng Boolean. Các toán tử quan hệ được sử dụng trong các cấu trúc điều khiển.

Toán tử

Mô tả

&&

Toán tử và (AND)
Trả về một giá trị “Đúng” (True) nếu chỉ khi cả hai toán tử có giá trị “True”

||

Toán tử hoặc (OR)
Trả về giá trị “True” nếu ít nhất một giá trị là True

^

Toán tử XOR
Trả về giá trị True nếu và chỉ nếu chỉ một trong các giá trị là True, các trường hợp còn lại cho giá trị False (sai)

!

Toán tử phủ định (NOT)
Toán hạng đơn tử NOT. Chuyển giá trị từ True sang False và ngược lại.


1.10.5. Các toán tử điều kiện

Toán tử điều kiện là một loại toán tử đặc biệt vì nó bao gồm ba thành phần cấu thành biểu thức điều kiện. Cú pháp:

<biểu thức 1>   ?   <biểu thức 2>   :   <biểu thức 3>;

  • biểu thức 1: Biểu thức logic. Trả trả về giá trị True hoặc False
  • biểu thức 2: Là giá trị trả về nếu xác định là True
  • biểu thức 3: Là giá trị trả về nếu xác định là False

Ví dụ:

1

2

3

4

5

6

7

8

9

public class Test {

    public static void main(String[] args) {

        int a = 20;

        int b = 3;

        String s = (a % b == 0) ? "a chia het cho b" : "a khong chia het cho b";

        System.out.println(s);

    }

}

Kết quả:

a khong chia het cho b


1.10.6. Toán tử gán

Toán tử gán (=) dùng để gán một giá trị vào một biến và có thể gán nhiều giá trị cho nhiều biến cùng một lúc.

Ví dụ:

 

 

int var = 20;

int p,q,r,s;

p=q=r=s=var;

Trong ví dụ trên, đoạn lệnh sau gán một giá trị cho biến var và giá trị này lại được gán cho nhiều biến trên một dòng lệnh đơn.

Dòng lệnh cuối cùng được thực hiện từ phải qua trái. Đầu tiên giá trị ở biến var được gán cho ‘s’, sau đó giá trị của ‘s’ được gán cho ‘r’ và cứ tiếp như vậy.


1.10.7. Thứ tụ ưu tiên của các toán tử

Thứ tự ưu tiên quyết định trật tự thực hiện các toán tử trên các biểu thức. Bảng dưới đây liệt kê thứ tự thực hiện các toán tử trong Java

Toán tử

Mô tả

1

Các toán tử đơn như +,-,++,--

2

Các toán tử số học và các toán tử dịch như *,/,+,-,<<,>>

3

Các toán tử quan hệ như >,<,>=,<=,= =,!=

4

Các toán tử logic và Bit như &&,||,&,|,^

5

Các toán tử gán như =,*=,/=,+=,-=


1.10.8. Thay đổi thứ tự ưu tiên của các toán tử

Để thay đổi thứ tự ưu tiên trên một biểu thức, bạn có thể sử dụng dấu ngoặc đơn ():

  • Phần được giới hạn trong ngoặc đơn được thực hiện trước.
  • Nếu dùng nhiều ngoặc đơn lồng nhau thì toán tử nằm trong ngoặc đơn phía trong sẽ thực thi trước, sau đó đến các vòng phía ngoài.
  • Trong phạm vi một cặp ngoặc đơn thì quy tắc thứ tự ưu tiên vẫn giữ nguyên tác dụng.

Ví dụ:

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

public class Test {

    public static void main(String[] args) {

        int a = 20;

        int b = 5;

        int c = 10;

        System.out.println("a + b * c   = " + (a + b * c));

        System.out.println("(a + b) * c = " + ((a + b) * c));

        System.out.println("a / b - c   = " + (a / b - c));

        System.out.println("a / (b - c) = " + (a / (b - c)));

    }

}

Kết quả:

a + b * c   = 70

(a + b) * c = 250

a / b - c   = -6

a / (b - c) = -4

1.11. Hệ thống Unicode trong java


1.11.1 Hệ thống Unicode

Unicode là một kiểu mã hóa ký tự chuẩn quốc tế. Unicode được sử dụng trong hầu hết các ngôn ngữ văn bản điện tử của thế giới.

1.11.2. Tại sao Java sử dụng Hệ thông Unicode

Trước khi có Unicode, đã có rất nhiều tiêu chuẩn khác:

  • ASCII (American Standard Code for Information Interchange) được sử dụng ở Hoa Kỳ
  • ISO 8859-1 được sử dụng ở Tây Âu
  • KOI-8 được sử dụng ở Nga
  • GB18030 and BIG-5

Và như vậy, có 2 vẫn đề xảy ra!

  • Thứ nhất, Một giá trị mã cụ thể tương ứng với ký tự khác nhau trong các tiêu chuẩn ngôn ngữ khác nhau.
  • Thứ hai, Các kiểu mã hóa cho các ngôn ngữ với tập các ký tự lớn có biến length. Nhiều ký tự thông dụng được mã hóa thành 1 byte, những ký tự khác yêu cầu 2 hoặc nhiều byte.

Để giải quyết vấn đề này, có một vài chuẩn mã hóa ký tự được ra đời, trong đó có Unicode.

Trong Unicode, mỗi ký tự chiếm 2 byte, Vì thế java cũng sử dụng 2 byte cho mỗi ký tự.

Giá trị nhỏ nhất: \u0000

Giá trị lớn nhất: \uFFFF

 

 

Bài học trước:

Bài 7. Các kiểu dữ liệu và ép kiểu trong Java

Bài học kế tiếp: 

Chương 2. Mệnh đề điều kiện.

Bài 9. Mệnh đề if-else trong java

 

 

Tin Khác