Hotline: 0909.141.661

Email: plpsoft.vn@gmail.com

Hotline: 0909.141.661 | Email: plpsoft.vn@gmail.com

CHỮA BỆNH LƯỜI HIỆU QUẢ SAU 7 BƯỚC

CHỮA BỆNH LƯỜI HIỆU QUẢ SAU 7 BƯỚC

CHỮA BỆNH LƯỜI HIỆU QUẢ SAU 7 BƯỚC

Căn bệnh lười biếng có thể khiến bạn gặp nhiều khó khăn trong công việc và cuộc sống. Mặc dù hiểu điều đó nhưng đôi khi bạn lại không có động lực để chữa bệnh lười của mình. Vì vậy trong bài viết dưới đây, bạn hãy cùng Glints trả lời câu hỏi làm sao để chữa bệnh lười, làm sao để hết lười và tìm hiểu về cách chữa bệnh lười biếng nhé. 

Mục Lục

Cách chữa bệnh lười với 7 bước đơn giản:

  • 1. Nhận ra nguyên nhân khiến bạn lười biếng

  • 2. Thay đổi suy nghĩ 

  • 3. Kết nối với động lực bên trong bạn 

  • 4. Chịu trách nhiệm và thúc đẩy bản thân thực hiện mục tiêu

  • 5. Tạo ra một kế hoạch hành động

  • 6. Nhẫn nại với bản thân 

  • 7. Theo dõi quá trình thực hiện của bạn

Cách chữa bệnh lười với 7 bước đơn giản 

1. Nhận ra nguyên nhân khiến bạn lười biếng

Có nhiều nguyên do khiến cho bạn trở nên lười biếng, chẳng hạn như: 

  • Nỗi sợ thất bại: Việc sợ thất bại sẽ khiến cho bạn không muốn nỗ lực và trở nên lười biếng. Ở trạng thái này, thất bại không được coi là một phần cần thiết của quá trình học hỏi và phát triển – nó được xem như một sự thật về tính cách của chúng ta. Bạn không nghĩ, “Tôi đã thất bại lần này và có thể học hỏi từ nó”, thay vào đó, bạn tin rằng, “Tôi là một kẻ thất bại.” Với loại áp lực này, không có gì lạ khi bạn không muốn hành động. Sự lười biếng cực độ bảo vệ chúng ta khỏi nỗi đau của cảm giác thất bại.

  • Sợ thành công: Nỗi sợ thành công nghe có vẻ kỳ quặc nhưng trên thực tế có nhiều người sợ thành công. Thông thường, những người sợ thành công thường đánh giá thấp bản thân và không tin rằng họ xứng đáng với thành công, sự công nhận, hạnh phúc, tự do tài chính hoặc niềm vui.

  • Xấu hổ: Nhiều người tin rằng họ nên vắt kiệt năng suất mỗi phút trong ngày và cảm thấy tội lỗi khi không làm được như vậy.

  • Sợ kỳ vọng: Nhiều người hành động lười biếng để người khác không mong đợi nhiều ở họ – họ muốn hạ thấp tiêu chuẩn. Có nhiều lý do họ có thể muốn làm điều này. Ví dụ, họ có thể lo sợ không đáp ứng được kỳ vọng của người khác khi nói đến những thứ như hiệu suất, sự giàu có hoặc các mối quan hệ. Họ cũng có thể sợ bị phán xét, hoặc có lẽ họ không muốn cảm thấy bị người khác coi thường hoặc kiểm soát.

  • Sợ xung đột: Sợ xung đột với người khác có thể tạo ra sự lười biếng theo nhiều cách. Một số người tránh xung đột sẽ kìm nén cảm giác tức giận và oán giận của họ và có thể sử dụng sự lười biếng như một cách để trở nên hung hăng thụ động. Tuy nhiên, chính chiến thuật này có thể gây ra xung đột nhiều hơn.

  • Nhu cầu nuôi dưỡng: Khi chúng ta không cảm thấy được yêu thương trong các mối quan hệ của mình, sự lười biếng có thể là một cách để buộc người khác chú ý đến chúng ta nhiều hơn.

  • Trầm cảm: Cuối cùng, có khả năng là bạn không có động lực và hành động lười biếng do trầm cảm hoặc lo lắng. Trầm cảm và lo lắng thường bị nhầm lẫn với sự lười biếng hoặc không quan tâm.

2. Thay đổi suy nghĩ 

Thay đổi suy nghĩ

Khi bạn đã xác định được nguyên nhân và triệu chứng của sự lười biếng, đã đến lúc bạn phải thay đổi suy nghĩ của mình. Một cách tuyệt vời để bắt đầu là tự hỏi bản thân: “Cuộc sống của tôi sẽ ra sao trong một năm, hai năm, năm năm và mười năm nữa nếu tôi không thay đổi?”

Đây có thể là một câu hỏi cực kỳ khó chịu và đáng sợ. Bạn có thể nhận ra rằng bạn sẽ không bao giờ đạt được mục tiêu của mình hoặc tạo ra các mối quan hệ mà bạn muốn trong cuộc sống. Có lẽ bạn sẽ cảm thấy hơi sợ hãi trước các câu trả lời.

Tuy nhiên, nếu bạn muốn ngừng lười biếng, câu hỏi này có thể giúp làm rõ sự cần thiết của sự thay đổi – nó có thể giúp tạo ra cảm giác cấp bách phải cải thiện bản thân.

3. Kết nối với động lực bên trong bạn 

Giờ bạn đã xác định được điều mình không muốn xảy ra, đã đến lúc xác định bạn muốn sống theo cách nào.

Bạn muốn cảm thấy như thế nào? Những loại mối quan hệ bạn sẽ có? Bạn muốn làm gì? Cho dù bạn muốn trở thành ông chủ của chính mình hay đi du lịch khắp thế giới, hãy sáng tạo – thậm chí bạn có thể tạo một checklist về những mục tiêu của mình

4. Chịu trách nhiệm và thúc đẩy bản thân thực hiện mục tiêu

có trách nhiệm với mục tiêu

Có trách nhiệm với mục tiêu

Tại thời điểm này, bạn nên hiểu rõ bạn đang ở đâu và bạn muốn ở đâu.

Bây giờ, trước khi bạn bắt đầu hướng tới cuộc sống mà bạn muốn, bạn cần lấy lại quyền kiểm soát cuộc sống của mình – để nhớ rằng bạn có thể có khả năng và sức mạnh như thế nào.

Làm thế nào bạn có thể làm điều này? Rất đơn giản: Chịu trách nhiệm về tương lai của bạn.

Không quan trọng bạn đang ở đâu, cuộc sống như thế nào hoặc bạn đã bị đối xử tệ như thế nào trong quá khứ: Đó là cuộc sống của bạn, vì vậy bạn có trách nhiệm cải thiện nó.

5. Tạo ra một kế hoạch hành động

Có nhiều cách khác nhau để ngừng lười biếng, vì vậy bạn cần tạo ra một lộ trình để hướng đến cuộc sống mà bạn mong muốn.

Để biết bạn cần làm gì, hãy lấy cảm hứng từ những người bạn ngưỡng mộ – họ làm gì để thành công và hạnh phúc?

Có lẽ bạn có thể tạo một thói quen buổi sáng, bắt đầu tập thể dục, bắt đầu thiền hoặc xây dựng một công việc phụ. Dù bạn quyết định như thế nào, hãy giữ nó thật đơn giản và đừng cố gắng làm quá nhiều việc cùng một lúc.

Khi bạn đã tạo một kế hoạch hành động, hãy tập trung vào việc thực hiện hành động một cách nhất quán.

6. Nhẫn nại với bản thân 

Nếu bạn phạm sai lầm, lãng phí thời gian hoặc không thể ngừng trì hoãn, đừng tự trách mình. Tự nói chuyện tiêu cực sẽ chỉ nuôi dưỡng những cảm xúc khiến bạn hành động lười biếng.

Không thành vấn đề nếu bạn đã mắc sai lầm hàng triệu lần theo cùng một cách – bạn không thể làm gì với những lần đó ngoại trừ học hỏi từ chúng và áp dụng các bài học trong thời điểm này.

7. Theo dõi quá trình thực hiện của bạn

Cuối cùng, để học cách bớt lười biếng, bạn cần phải luyện tập – và mọi nỗ lực nhỏ đều quan trọng.

Tuy nhiên, khi cố gắng thực hiện những thay đổi nhỏ và nhất quán, thật khó để đo lường hành động của chúng ta chỉ bằng lý trí. Chúng ta có thể cảm thấy mình đang làm rất xuất sắc trong khi trên thực tế, chúng ta đã không luyện tập trong nhiều ngày.

Vì vậy, hãy viết mọi thứ ra giấy để theo dõi quá trình luyện tập của bạn.

Ví dụ: bạn có thể tạo bảng tính, tải xuống ứng dụng theo dõi thói quen hoặc thậm chí báo cáo tiến độ của mình cho bạn bè hoặc người thân mỗi ngày.

Hãy nhớ rằng bạn không thể kiểm soát sự tiến bộ của mình – bạn chỉ có thể kiểm soát quá trình luyện tập của mình. Vì vậy, đừng lo lắng về sự tiến bộ của bạn – điều đó sẽ xảy ra nếu bạn luyện tập.

Các tips chữa bệnh lười bạn có thể áp dụng ngay

Bí quyết chống lười nhanh chóng

Nếu việc gì có thể hoàn thành trong 5 phút, hãy làm ngay

Có một mẹo hiệu quả khi bạn cảm thấy mình có quá nhiều việc hoặc bắt đầu trở nên lười biếng, đó là hãy hoàn thành những công việc đơn giản trước tiên. Những công việc đơn giản thường chỉ tốn của bạn từ 5-10 phút để hoàn thành và bạn sẽ cảm thấy có động lực hơn sau khi đã làm xong những việc đó. 

Nghĩ đến hậu quả của sự lười biếng

Hãy nghĩ đến hậu quả của việc không hoàn thành công việc và từ đó bạn sẽ có động lực hơn. Nếu lười biếng, bạn sẽ gặp phải những vấn đề gì và điều đó cản trở bạn đến với các mục tiêu lớn hơn như thế nào. Những điều này sẽ thúc đẩy bạn tiếp tục cố gắng mỗi ngày.

Đặt ra giới hạn thời gian cho mỗi công việc 

Luôn đặt ra giới hạn thời gian cho mỗi công việc. Việc có thời hạn chính xác sẽ giúp bạn không trì hoãn và luôn nỗ lực làm việc cho dù đó là những công việc đơn giản và nhanh chóng nhất.

Giữ gìn sức khoẻ thể chất và tinh thần

Đôi khi chúng ta sẽ trở nên lười biếng và ỷ lại khi công việc hay cuộc sống gặp khó khăn. Vì vậy đừng quên dành thời gian thư giãn, và chăm sóc sức khỏe cả về thể chất và tinh thần của mình. 

Đưa ra hình phạt cho bản thân mỗi khi lên cơn “lười”

Bạn có thể tự đưa ra một hình phạt cho bản thân mình mỗi khi lên cơn “lười”. Những hình phạt có thể là không dùng mạng xã hội trong 1 tuần, không chơi game, chép phạt, v.v. Những hình phạt này tuy nhỏ nhưng nó có thể giúp bạn không còn trì hoãn và lười biếng nữa. 

Kết luận

Cách chữa bệnh lười với 7 bước đơn giản sẽ giúp bạn không còn lười biếng. Những lời khuyên này có thể chỉ mang tính tương đối và không hoàn toàn đúng với bạn, vì vậy bạn hãy tự đưa ra những đánh giá của riêng mình và tìm ra phương pháp hữu ích cho bản thân nhé. 

Nguồn bài viết (sưu tầm).

BIẾT MÌNH LÀ ANH, THẮNG MÌNH LÀ HÙNG

ANH HÙNG LÀ CHIẾN THẮNG CHÍNH BẢN THÂN MÌNH! 

---- Võ Văn Phúc ----

Tin Khác